Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

Sự thật về nguồn gốc của thần Anubis


Chính xác hơn thì đây là sự thật về loài chó rừng vàng vốn vẫn được nghĩ là "hiện thân" của thần Anubis trong các truyền thuyết Ai Cập. 

Theo các nghiên cứu mới của các nhà khoa học, chó rừng vàng, một loài sống tập trung ở phía Bắc Phi, thực chất chính là sói xám. Thông tin này chính thức được công bố sau khi các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận về sự so sánh mẫu DNA của lòai này với các mẫu vật khác từ cơ sở dữ liệu di truyền GenBank.
 
"Chó rừng vàng" nghe có vẻ lạ nhưng nó chính là biểu tượng của vị thần Anubis nổi tiếng trong truyền thuyết của Ai Cập. Vị thần này có chiếc đầu của loài "chó rừng vàng", theo các nghiên cứu trước đây.
 
Thần Anubis chuyên lo việc ướp xác các Pharaoh
 
“Chó rừng vàng”
 
Cho đến ngày nay, loài chó rừng Ai Cập, vẫn được xem là một chi nhỏ trong giống chó rừng vàng quý hiếm.
 
Những bằng chứng mới đây, đã chỉ ra nó không hoàn toàn là chó rừng, mà là một loại sói xám. Phát hiện này có nhiều ý nghĩa bảo tồn. Đối với các loại chó rừng vàng thì không có gì nguy cấp, nhưng có thể lại cần thiết đối với loài sói mới được phát hiện.
 
Viết trên tạp chí trực tuyến Public Library of Science ONE, các nhà nghiên cứu cho rằng: “Loài sói xám sống ở Châu Phi, thực sự rất khó hiểu, và chúng cần nhanh chóng được bảo tồn.”.
 
Sói xám và chó rừng vàng nhìn khá giống nhau phải không?
 
Thực ra, vấn đề này cũng đã từng được phát hiện từ những năm 1880, ban đầu là tại cao nguyênEthiopia, cách Ai Cập 1550 dặm. Sự nghi ngờ này càng tăng lên vào những năm của thế kỉ 20, khi mà các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu hộp sọ của chúng.
 
 Mối nghi ngờ giữa chó rừng vàng và sói xám  cũng đã từng có cách đây hơn 1 thế kỉ
 
Loài chó rừng Ai Cập, từng xuất hiện rất nhiều trong các Kim Tự Tháp Ai Cập. Đó là biểu tượng của thần Anubis, vị thần giữ gìn nghệ thuật ướp xác và bảo vệ cho cuộc sống sau khi chết của các vị vua. Chính vì thế chúng rất được coi trọng trong xã hội Ai Cập cổ, những vấn đề nghiên cứu xung quanh loài này phải luôn cẩn thận và chính xác.
 
Chó rừng vàng là biểu tượng của thần Anubis trong thần thoại Ai Cập
 
Ngoài ra các nhà khoa học thuộc đại học Bảo tồn động vật hoang dã thuộc Oxford cũng cho biết có thể chính Châu Phi là cái nôi của các loài sói xám, sau đó chúng mới di dần sang khắp bán cầu bắc.
 
Việc bảo tồn sói xám Châu Phi có ý nghĩa quan trọng đối với nền sinh học thế giói
 
Giáo sư David Macdonald, người đứng đầu nhóm nghiên cứu Oxford, nói rằng: “Một con sói Châu Phikhông chỉ có giá trị bảo tồn, mà còn đặt ra nhiều câu hỏi sinh học hấp dẫn về cách trưởng thành, sinh tồn của loài này.” 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét